KHU DU LỊCH RỪNG TRÀM TRÀ SƯ

KHU DU LỊCH RỪNG TRÀM TRÀ SƯ 
Từ thị trấn Nhà Bàng thuộc huyện Tịnh Biên, đi theo đường tỉnh lộ 948 đến Km số 6, tiếp tục rẽ trái đi theo một con đường nhỏ dài khoảng gần 4 km là đến rừng tràm Trà Sư. Tại đây, du khách có thể thuê xe đạp, hoặc thuê xuồng đi tham quan rừng tràm.
Với diện tích gần 850 ha, phần lớn loài cây ở rừng tràm Trà Sư là tràm (trên 10 tuổi, cao 5 - 8 m). Ngoài ra, đây còn là nơi sinh sống nhiều loài động vật và thực vật. Theo thông tin trên website Du lịch Việt Nam, thì ở đây hiện có:
- 70 loài chim thuộc 13 bộ và 31 họ, trong đó có 2 loài chim quý hiếm đã được ghi trong sách Đỏ Việt Nam là giang sen (Mycteria leucocephala) và điêng điểng (Anhinga melanogaster) 
-11 loài thú thuộc 4 bộ và 6 họ. Các bộ có số loài nhiều nhất là gặm nhấm (4 loài) và dơi (15 loài), trong đó có loài dơi chó tai ngắn quý hiếm cũng đã được ghi vào sách Đỏ Việt Nam.
-25 loài bò sát và ếch nhái, gồm 2 bộ, 10 họ, trong đó có cả rắn hổ mang, rắn cạp nong.
-10 loài cá xuất hiện quanh năm và 13 loài chỉ xuất hiện vào mùa lũ 
Không chỉ phong phú về động vật, Trà Sư còn là nơi tụ họp của 140 loài thực vật thuộc 52 họ và 102 chi, trong đó có 22 loài cây gỗ, 25 loài cây bụi, 10 loài dây leo, 70 loài cỏ, 13 loài thủy sinh, 11 loài sinh cảnh, 78 loài thuốc và 22 loài cây cảnh, v.v….

Tràm Trà Sư
Theo kết quả khảo sát của BirdLife International và Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, rừng tràm Trà Sư được đánh giá là nơi có tầm quan trọng quốc tế trong công tác bảo tồn đất ngập nước tại đồng bằng sông Cửu Long. Năm 1999, cả hai tổ chức ấy đều đã đề xuất chính quyền địa phương xây dựng khu bảo vệ tại khu vực này. Ngày 27 tháng 5 năm 2003, chính quyền tỉnh An Giang đã ra quyết định phê duyệt thành lập khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư, để đáp ứng nhu cầu du lịch sinh thái và phục vụ công tác nghiên cứu bảo tồn môi trường .
Nhìn chung, chính sự đa dạng và phong phú về tài nguyên khiến rừng tràm Trà Sư trở thành điểm đến lý tưởng đối với các nhà nghiên cứu và những người ham mê khám phá thiên nhiên hoang dã. Mùa nước nổi (khoảng tháng 8 đến tháng 10 âm lịch) là quãng thời gian thích hợp nhất để đến với rừng tràm. Hiện ngành du lịch An Giang đang khai thác điểm tham quan du lịch sinh thái hấp dẫn này…

Thiên đường các loài chim ở rừng Trà Sư

Để đến rừng tràm Trà Sư, bạn phải chạy xe gần 200 km từ Hồ Chí Minh đến Tịnh Biên, An Giang. Rừng tràm sống động nhất khi chiều về với hàng ngàn chú chim bay lượn trên đầu.

1012-67-JPG-1375242491_500x0.jpg
Đường vào rừng tràm Trà Sư giờ đã được trải nhựa đến tận cổng rừng. Buổi sáng và các ngày thường vắng khách hơn. Đây là điểm du lịch rất được ưa thích bởi phong cảnh và cơ hội khám phá cuộc sống thú vị của muôn loài chim trong rừng.

DSC-0589-JPG-1375242491_500x0.jpg
Mùa nước nổi là quãng thời gian thích hợp nhất để đến với rừng tràm, khoảng từ tháng 7 đến hết tháng 11. Những cánh rừng biếc xanh bạt ngàn được điểm xuyết bởi những đóa hoa điên điển, những cây thủy liễu uốn mình mềm mại trong làn nước trong, vài ba chú cá bơi lội tung tăng và ánh mặt trời không ngừng nhảy múa trên mặt nước. Có 2 cách để khám phá Tràm Sư là chạy dọc quanh rừng tràm bằng xe máy hoặc xe đạp và đi thuyền.

DSC-0111-JPG-1375242491_500x0.jpg
Cánh rừng được mở cho khách vào tham quan từ 6h đến 17h và vào cổng không mất vé. Bạn có thể Thuê một chiếc xe đạp đôi với giá 20.000 đ/ chiếc để đạp quanh bờ đê dài khoảng 12km nằm giữa hai hàng tràm thẳng tắp hay thuê chiếc ghe nhỏ giá 75.000 VND/ người.
DSC-0621-JPG-1375242492_500x0.jpg
Trung tâm của rừng là đài quan sát. Từ đây, bạn có thể ngắm toàn cảnh rừng tràm. Rừng Trà Sư được bắt đầu trồng vào năm 1983 bởi chính những người kiểm lâm.

DSC-0616-JPG-1375242492_500x0.jpg
Sau khi di chuyển một đoạn bằng xuồng máy để vào sâu lõi rừng, du khách phải chuyển sang chiếc thuyền chèo tay để vào tràm chim.

DSC-0675-JPG-1375242492_500x0.jpg
Mặt nước biến ảnh những sắc màu kì lạ dưới ánh mặt trời. Thảng khi là ánh bạc, xanh ngọc bích, hổ phách, xanh ve chai...  Bông điên điển vàng tươi khoa sắc, vài bông súng dập dờn trên lá biếc, vẫn còn lác đác đâu đây mong manh vài cánh sen hồng. Những bông hoa tràm trắng muốt, đặc sản của mảnh đất này thấp thoáng soi bóng hình.

anh1-JPG-1375242492_500x0.jpg
Buổi chiều là khoảng thời gian sống động nhất của cánh rừng tràm. Cả cánh rừng rộng 845 ha này tràn ngập tiếng chim ríu rít, vang dội trên mặt nước. Mỗi du khách được mời đội nón lá để tránh "bom" từ trên trời bất thình lình dội xuống. Tiếng chim hót huyên náo cả khu rừng.

DSC-0864-JPG-1375242492_500x0.jpg
Vô số loài chim đậu san sát nhau trên cành: cò, diệc, cồng cộc, chích, le le, gà nước, điên điển, chao liệng trên khắp cánh rừng, đáp nhẹ trên thân tràm có dáng thâm sẫm như những chú chăn uốn mình. Rừng tràm với rất nhiều tổ chim, khi thì nằm tuốt trên ngọn cây, lúc lưng lửng thân cây, có tổ gần sát mặt nước.
DSC-0899-JPG-1375242493_500x0.jpg
Nhiều chú chim non tập bay rơi ướt sũng mình. Mất nửa ngày để khám phá hết cánh rừng tuyệt đẹp này.
DSC-0970-JPG-1375242493_500x0.jpg
Bạn có thể thưởng thức những món ăn đặc trưng mùa lũ như cá linh kho lạt, bông điên điển bóp chua, tép kho bông điên điển cùng những món quà mang về đơn giản từ rừng tràm Trà Sư.
Lam Linh



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét